Dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu và nghẹt bao quy đầu là những bệnh lý về bao quy đầu thường gặp nhất ở nam giới. Khi mắc phải chứng bệnh này thì giải pháp tốt nhất là thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu. Vậy khi nào thì có thể thực hiện cắt bao quy đầu? Đây là vấn đề được rất nhiều nam giới quan tâm. Dưới đây các chuyên gia phòng khám đa khoa An Giang sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này.
Bao quy đầu là một lớp da mỏng bao bọc quy đầu dương vật. Thông thường, khi các bé trai lớn lên lớp da này sẽ tuột xuống một cách tự nhiên để lộ ra phần quy đầu. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó khiến cho lớn da này không thể tự tuột xuống được kể cả khi dương vật cương cứng. Vì da bao quy đầu luôn bao phủ quy đầu khiến cho nam giới gặp nhiều khó khăn khi vệ sinh dương vật, các chất cặn bẩn sẽ tích tụ tại bao quy đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển gây viêm nhiễm. Trong trường hợp này, nam giới cần phải đi khám, xác định bệnh và thực hiện cắt bao quy đầu càng sớm càng tốt.
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật đơn giản để cắt đi lớp da thừa của dương vật giúp cho nam giới vệ sinh sạch sẽ hơn, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm nam khoa. Thời gian thực hiện thủ thuật này chỉ kéo dài trong khoảng 15 – 30 phút, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách lớp da thừa bao quy đầu mà không gây ảnh hưởng đến dương vật.
Việc cắt bao quy đầu không chỉ được thực hiện ở những nam giới trưởng thành mà còn gặp ở những trẻ nhỏ. Do yếu tố bẩm sinh, trẻ sinh ra đã mắc phải chứng hẹp bao quy đầu nhưng các bậc phụ huynh lại ít chú ý đến chứng bệnh này khi con còn nhỏ. Hẹp bao quy đầu ở trẻ kéo dài khiến cho nước tiểu đọng lại và dương vật của trẻ phồng lên. Lâu ngày sẽ dẫn đến viêm nhiễm với các triệu chứng mọng nước, sưng đỏ ở bao quy đầu. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý đến những biểu hiện bất thường ở trẻ để sớm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Nếu thấy trẻ bị bí tiểu, khóc thét khi đi tiểu, bao quy đầu sưng phồng thì có thể trẻ đã mắc chứng hẹp bao quy đầu, bố mẹ cần phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện hay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và can thiệp kịp thời, tránh để tình trạng này kéo dài gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của trẻ sau này.
Theo các chuyên gia y tế, khi bé nhà bạn được 4 – 5 tuổi mà bao quy đầu của trẻ vẫn còn dính chặt vào bao quy đầu thì phụ huynh có thể thực hiện nong bao quy đầu cho trẻ. Nếu nong bao quy đầu không mang lại hiệu quả thì bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa có biện pháp can thiệt kịp thời. Độ tuổi thích hợp nhất để thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ là từ 7 – 8 tuổi. Ở độ tuổi này dương vật của trẻ chưa phát triển toàn diện nên khi thực hiện thủ thuật sẽ không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của trẻ sau này.
Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thể cắt bao quy đầu vào độ tuổi này, một số trẻ nhỏ do phát hiện muộn nên thủ thuật cắt bao quy đầu sẽ được thực hiện sau độ tuổi này. Các chuyên gia cũng cho biết thêm, nam giới nên thực hiện cắt bao quy đầu trước tuổi dậy thì, tránh để tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm nam khoa, kìm hãm sự phát triển của dương vật, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của trẻ sau này.
Thủ thuật cắt bao quy đầu tuy là một thủ thuật đơn giản nhưng do thực hiện ở vị trí nhạy cảm nên dễ bị viêm nhiễm, chảy máu. Vì vậy, nam giới và các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện thủ thuật. Phòng khám đa khoa An Giang là một địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín, được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Với các các sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của các trang thiết bị y tế hiện đại, phòng khám đã thực hiện cắt bao quy đầu cho rất nhiều trường hợp mắc phải chứng hẹp, dài và nghẹt bao quy đầu, giúp cho hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh do các chứng bệnh này gây ra.
Hy vọng với những thông tin mà các bác sĩ phòng khám đa khoa An Giang vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề “Có thể cắt bao quy đầu khi nào?” xin vui lòng gọi đến số 0296.398.0000 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Bài viết liên quan:
Bao quy đầu chưa lột có làm sao không?